Bí ẩn hồ nước hồng ở Australia

Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết

Không phải màu trắng hay màu xanh thường thấy, màu nước hồ Hillier thu hút khách du lịch bởi sắc hồng hiếm có.

Hồ Hillier được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1802 bởi nhà thám hiểm kiêm họa đồ Matthew Finders.

Hồ nằm trên Đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Diện tích của nó khá nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 600 mét và chiều rộng không quá 250 mét.

Nếu đứng ở bờ hồ quan sát, bạn sẽ thấy nước chỉ hơi ngả màu hồng nhưng nếu nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy rất rõ. Tuy nhiên, không giống như những hồ màu hồng khác trên thế giới, nếu múc nước vào cốc, màu hồng vẫn giữ nguyên.

Từ trên nhìn xuống, hồ Hillier trông như một chiếc bong bóng kẹo cao su được thổi phồng lên. Điều đó đã khiến hồ Hillier trở nên vô cùng đặc biệt.

Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết
Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết. (Ảnh: baodanang)

Trước đây, người dân bản địa thường khai thác muối từ hồ nước này nhưng ngày nay nó chỉ được sử dụng cho mục đích du lịch.

Các nhà khoa học từng đau đầu đi tìm lời giải cho màu hồng kỳ lạ của hồ nước này. Đến năm 2015, một nhóm nghiên cứu thuộc dự án Extreme Microbiome Project (XMP) mới tìm ra được câu trả lời chính xác nhất về màu hồng đặc biệt của hồ Hiller. Khi họ thu thập mẫu nước tại hồ và đem phân tích ADN, kết quả hoàn toàn khác với những suy đoán trước đây

Hồ Hillier nằm trên một hòn đảo, bao quanh là đại dương mênh mông
Hồ Hillier nằm trên một hòn đảo, bao quanh là đại dương mênh mông. (Ảnh: hoiban)

Không giống như các hồ nước màu hồng trên thế giới như hồ ở Retba và hồ muối ở Vịnh San Francisco, các nhà khoa học vẫn chưa xác định màu hồng của Hillier là do đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học suy đoán rằng, màu hồng của hồ được tạo bởi các loài sinh vật Dunaliella salina và Halobacteria. Giả thuyết khác lại cho là do một loài vi khuẩn màu đỏ trong lớp vỏ muối tạo nên. Màu sắc này cũng không phải là tác phẩm từ ánh sáng mặt trời, bởi người ta đã lấy một thùng nước từ hồ và màu hồng vẫn giữ nguyên dù xê dịch vị trí thùng.

Theo cuộc điều tra gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng loại vi khuẩn này cùng nhiều vi khuẩn extremophile khác là nguyên nhân gây nên màu sắc khác thường trong hồ.

Các nhà khoa học mô tả extremophile là một thành phần thú vị nhất và kỳ lạ nhất của hệ sinh thái trên Trái Đất bởi chúng có thể tồn tại ở những nơi rất ít loài khác có thể sống. Những sinh vật này có thể phát triển mạnh trong nhiều môi trường khắc nghiệt, bao gồm cả hồ có nồng độ muối mặn cao như hồ Hillier.

Trong số nhiều vi khuẩn thu thập trong các mẫu hồ Hillier các nhà khoa học cũng tìm thấy thêm các loại vi khuẩn màu đỏ khác bao gồm cả một số loài vi khuẩn cổ và một loại vi khuẩn gọi là Salinibacter ruber.

Nhóm nghiên cứu cũng bất ngờ xác định thấy một vi khuẩn gọi là Dechloromonas aromatica. Chúng rất giỏi trong việc phá vỡ các hợp chất như benzen và toluen, hợp chất này thường được tìm thấy trong các dung môi hóa học.

Hồ nước chuyển hồng là hiện tượng lạ khiến mọi người tò mò
Hồ nước chuyển hồng là hiện tượng lạ khiến mọi người tò mò (Ảnh: amusingplanet)

Ngoại trừ một vài năm người dân tiến hành khai thác muối ở đây, hòn đảo và hồ nước màu hồng gần như vẫn còn nguyên vẹn. Hồ nước cung cấp cho du khách một điểm tham quan tuyệt vời nhất, đó là kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Ngoài Hillier, trên thế giới còn một số hồ nước màu hồng độc đáo như: Hồ Retba (hay còn gọi là Lac Rose) nằm ở phía Bắc bán đảo Cap Vert, phía Đông Bắc thủ đô Dakar, Senegal. Hồ Salina de Torrevieja và La Salina de La Mata là 2 hồ muối bao quanh Torrevieja, một thành phố ven biển ở Đông Nam Tây Ban Nha. Hồ Dusty Rose nằm ở British Columbia, Canada và có những đặc tính kỳ lạ. Mặc dù hồ không có muối hay tảo, nhưng nước vẫn có màu hồng. Hay Masazirgol (còn gọi là hồ Masazir) là hồ muối ở vùng Qaradag, gần Baku, Azerbaijan.

Được biết, nồng độ muối của nước hồ Hiller rất cao so với nồng độ ở các hồ chứa nước thông thường – một hiện tượng tương tự như ở Biển Chết. Vì lẽ đó, độ đặc của nước hồ là cao hơn so với trọng lượng của cơ thể con người. Nếu có sẩy chân rơi xuống hồ, cơ thể bạn sẽ được “nâng” lên bề mặt mà không lo chìm rồi đuối nước.

Tuy nhiên, việc tham quan hồ Hiller chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng hoặc thuyền. Nên nhiều du khách sợ độ cao buộc phải bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục trên hồ Hiller.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *