Những cơn bão nguy hiểm nhất Việt Nam

Bản đồ toàn cảnh đường đi của cơn bão.

Mời các bạn hãy cùng chúng tôi điểm lại những cơn bão nguy hiểm đã đổ bộ vào nước ta trong vòng những năm vừa qua.

Bản đồ toàn cảnh đường đi của cơn bão.
Bản đồ toàn cảnh đường đi của cơn bão.

Bão Xangsane (con voi lớn) là một cơn bão mạnh được hình thành từ vùng biển phía Đông Philippines cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào đến Việt Nam còn được gọi là bão số 6, ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh miền Trung.

Trên hành trình của mình, cơn bão đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.
Trên hành trình của mình, cơn bão đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.

Tức bão số 5 , ngày 3 tháng 10 năm 2007 cơn bão đã tràn vào địa phận giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ở mức rất nghiêm trọng.

Trên hành trình của mình, cơn bão đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.

Bão trên biển Kì Phương, Hà Tĩnh.
Bão trên biển Kì Phương, Hà Tĩnh.

Ngày 30/9/2008, bão số 7 đã tiến sâu vào địa phận Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 9.

Hậu quả bão số 9 tại Đà Nẵng.
Hậu quả bão số 9 tại Đà Nẵng.

Ngày 26/9/2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão mang tên quốc tế Ketsana, tức bão số 9 của Việt Nam. Đây là cơn bão được so sánh ngang với siêu bão Xangsana.

Sức tàn phá khủng khiếp của bão Conson.
Sức tàn phá khủng khiếp của bão Conson.

Bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa bão Thái Bình Dương năm 2010, tối 17 tháng 7, trung tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với cấp bão 11, 12.

Bão Haiyan lúc mạnh nhất.
Bão Haiyan lúc mạnh nhất.

Bão Haiyan được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Yolanda, hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một trong số những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận. Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các địa phương ảnh hưởng của siêu bão HaiYan đã có 13 người chết và 81 người bị thương.

Bão số 8 (bão Sơn Tinh) đổ vào Việt Nam cuối tháng 10/2012. Khi vào Biển Đông bão có sức gió lên tới cấp 13, mạnh cấp 11-12, giật cấp 14. Khi tiến gần ven biển các tỉnh Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình, bão mạnh cấp 11-12, gió mạnh có lúc giật tới cấp 14.

Bão Sơn Tinh làm 8 người chết, 2 người mất tích, 90 người bị thương; 429 nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 60.404 nhà tốc mái, hư hại; hơn 33.953ha lúa, 90.616ha hoa màu bị ngập, hư hại.

Bão số 8, năm 2012 gây ảnh hưởng trực tiếp tại tỉnh Nam Định, làm đổ cột truyền dẫn
Bão số 8, năm 2012 gây ảnh hưởng trực tiếp tại tỉnh Nam Định, làm đổ cột truyền dẫn, phát sóng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Nam Định cao 180m. (Ảnh: Mai Tú)

Bão số 12 (bão Damrey) đổ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây Nguyên Việt Nam, đầu tháng 11/2017. Bão đổ vào các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên với sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14.

Cơn bão làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương; hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224ha lúa và 27.301ha hoa màu bị thiệt hại.

Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk
Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk, gây ách tắc giao thông trong bão số 12, năm 2017. (Ảnh: Phương Chi)

Bão số 9 (bão Molave) đổ bộ vào miền trung Việt Nam tháng 10/2020, với sức gió giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm.

Bão số 9 và hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, úng ngập, sạt lở đất đã khiến 80 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng.

Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn bị bão số 9 năm 2020 đánh chìm
Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị bão số 9 năm 2020 đánh chìm và hư hỏng nặng. (Ảnh: CHÍ TÂM).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *