Không phải thuế quan từ Mỹ và EU, đây mới là vấn đề cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Không phải thuế quan từ Mỹ và EU, đây mới là vấn đề cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?- Ảnh 1.

TIN MỚI

Không phải thuế quan từ Mỹ và EU, đây mới là vấn đề cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?- Ảnh 1.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với các quyết định tăng thuế từ các đối tác thương mại lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Nhưng đây chưa hẳn đã là khó khăn cấp bách nhất. Thay vào đó, nhu cầu nội địa yếu dường như là vấn đề cấp thiết hơn.

Vào tháng 6, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Đây là chỉ số đại diện cho các công ty lớn và doanh nghiệp nhà nước.

Ngược lại, chỉ số PMI của S&P Global cho thấy tăng trưởng sản lượng tháng 6 đạt mức cao nhất trong ba năm. Chỉ số này phản ánh hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ định có hướng xuất khẩu.

Điều đó có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc đang chậm lại, ngay cả khi nhu cầu bên ngoài về các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc tăng lên.

Sự khác biệt này rất quan trọng, vì công xưởng của thế giới có thể gặp phải tình trạng nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng xuất khẩu giảm, sau khi thuế quan thương mại có hiệu lực.

Không phải thuế quan từ Mỹ và EU, đây mới là vấn đề cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?- Ảnh 2.

Trong một báo cáo gần đây, các nhà kinh tế tại Nomura viết rằng có “những lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể duy trì sự phục hồi mạnh mẽ nếu chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu”.

Niềm tin của thị trường vào sự phục hồi của Trung Quốc đang bị xói mòn. Chỉ số CSI 300 chuẩn của Trung Quốc giảm sau khi đạt đỉnh vào tháng 5.

Chuyên gia kinh tế Eric Zhu cho biết mặc dù xuất khẩu có thể tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng tới, nhưng “có lẽ nó sẽ không khắc phục được điểm yếu phía nội địa”.

Trung Quốc cũng đang phải giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản, biển động của thị trường chứng khoán, những trở ngại về địa chính trị và những thách thức về nhân khẩu học.

Kinh tế chưa thể trở lại giai đoạn hoàng kim khiến tâm lý người tiêu dùng suy yếu và có xu hướng phòng ngừa rủi ro. Họ đổ tiền mua vàng thay vì mua hàng tiêu dùng không thiết yếu.

Nhu cầu tiêu dùng yếu là điều không tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó sẽ càng gây thêm áp lực giảm phát, do tiền lương và chi tiêu tiêu dùng chậm lại.

Các nhà kinh tế của Nomura viết trong một báo cáo riêng: “Sự khác biệt giữa sản xuất mở rộng và số lượng đơn đặt hàng mới bị thu hẹp cho thấy dữ liệu hoạt động từ phía cung có thể tiếp tục tăng vượt so với dữ liệu hoạt động từ phía cầu, điều này có khả năng gây áp lực giảm giá hàng hóa”.

Theo BI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *