Giá lợn hơi tăng cao, dự báo vẫn còn tiếp tục tăng

Giá lợn hơi tăng cao, dự báo vẫn còn tiếp tục tăng- Ảnh 1.

TIN MỚI

Những ngày gần đây, giá lợn hơi từ các công ty chăn nuôi lớn cung cấp ra thị trường đang ở mức từ 68.000 đồng – 70.000 đồng/kg. Tại chợ lợn Bình Lục – đầu mối lớn nhất miền Bắc, lợn hơi được thương lái thu mua với giá từ 70.000 đồng – 72.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tăng cao, dự báo vẫn còn tiếp tục tăng- Ảnh 1.

Ghi nhận giá lợn tại chợ đầu mối Bình Lục ở quanh mức 70.000 đồng/kg

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo ghi nhận giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng giao động từ 120.000 đồng – 140.000 đồng/kg tùy loại.

Bà Mai, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Dịch Vọng cho biết: “Giá thịt nhập vào tăng mạnh trong vài ngày gần đây nên giá bán ra cũng phải tăng theo từ 10.000 đồng – 20.000 đồng tùy loại. Từ hôm tăng giá, người mua đắn đo hơn, tuy nhiên số lượng bán ra không giảm đi bao nhiêu vì thịt lợn là mặt hàng thiết yếu rồi.”

Giá lợn hơi tăng cao, dự báo vẫn còn tiếp tục tăng- Ảnh 2.

Thịt lợn tăng giá nhưng sức mua giảm không đáng kể

Theo ông Lê Văn Thọ, một thương lái chuyên thu gom lợn từ chợ đầu mối Bình Lục vận chuyển lên chợ đầu mối tại Hà Nội, giá lợn tăng liên tục từ cuối tháng 4 đến nay. Và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

“Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch bệnh bệnh tả lợn châu Phi từ năm 2019 vẫn luôn hoành hành từ nhiều năm nay. Có thể nói hiện giờ đang ở trung tâm và cuối dịch. Do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm cho người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, không còn đủ sức chống chọi nên không đủ vốn, cộng thêm tâm lí lo sợ không dám tái đàn.

Giá lợn hơi tăng cao, dự báo vẫn còn tiếp tục tăng- Ảnh 3.

Lợn ngoài thị trường chủ yếu là lợn từ các công ty chăn nuôi lớn

Ông Thọ cho biết thêm: “Lợn trong những hộ chăn nuôi vẫn có nhưng không đáng kể vì khả năng chống dịch bệnh kém. Chủ yếu lợn ra thị trường là lợn được nuôi trong trang trại lớn hàng nghìn con của các tập đoàn chăn nuôi như CP, Hòa Phát, Việt Phát… Họ có vốn đầu tư lớn cũng như trang thiết bị và điều kiện chăm sóc tốt, chống dịch tốt nên luôn đảm bảo nguồn cung.”