Cuộc họp lần thứ 6 của Hội đồng cơ quan chứng nhận Tổ chức Năng suất châu Á

khe1baa3i tin cue1bb99c20he1bb8dp20le1baa7n20the1bba920620ce1bba7a20he1bb99i20c491e1bb93ng20cc6a120quan20che1bba9ng20nhe1baadn20te1bb9520che1bba9c20nc483ng20sue1baa5t20chc3a2u20c381

Cuộc họp có sự tham dự của các thành viên Hội đồng APO-AB giai đoạn 2023-2025: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka và Đài Loan (Trung Quốc) nhằm thảo luận và đưa ra định hướng tương lai cho hoạt động công nhận và chứng nhận chuyên gia năng suất quốc tế ở các nền kinh tế thành viên. Hội đồng APO-AB đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền cao nhất để xem xét tiến độ, đưa ra các khuyến nghị về cách thức cải thiện quản lý và đề ra định hướng trong tương lai.

khe1baa3i tin cue1bb99c20he1bb8dp20le1baa7n20the1bba920620ce1bba7a20he1bb99i20c491e1bb93ng20cc6a120quan20che1bba9ng20nhe1baadn20te1bb9520che1bba9c20nc483ng20sue1baa5t20chc3a2u20c381 1

Quang cảnh cuộc họp lần thứ 6 của (APO-AB).

Hội đồng APO-AB sẽ đánh giá, xem xét, công nhận năng lực và độ tin cậy của các cơ quan năng suất quốc gia, các tổ chức có liên quan khác, nhằm xây dựng nhận thức về APO, nuôi dưỡng và mở rộng cộng đồng chuyên gia năng suất quốc tế, đồng thời củng cố vai trò lãnh đạo của APO trong lĩnh vực năng suất trong khu vực. Tại Việt Nam đã có 1 cơ quan chứng nhận được APO công nhận là Văn phòng Chứng nhận chuyên gia năng suất ViProCB thuộc Viện Năng suất Việt Nam.