Ứng Dụng Của Rỉ Mật Đường
Trong ngành thực phẩm:
Rỉ mật đường là nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính), nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum.
– Sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối.
– Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá.
– Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung.
– Sử dụng làm mồi câu cá.
– Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
Rỉ mật đường chứa nhiều đường nên có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là cung cấp năng lượng dễ tiêu, bổ sung khẩu phần ăn vào thức ăn xơ thô (phụ phẩm) có chất lượng thấp. Ngoài ra, rỉ mật đường còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho trâu, bò, lợn…. Rỉ mật đường có vị ngọt nên trâu, bò rất thích ăn. Tuy nhiên, không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều (trên 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải đều để tránh giảm pH dạ cỏ đột ngột, ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật phân giải sơ.
Trong ngành hóa chất:
– Rỉ mật đường là nguồn cacbon trong một số ngành công nghiệp. Được tẩy trắng bằng magie clorua và dùng để làm chất chống tạo băng.
– Sản xuất cồn etylic dùng làm nhiên liệu động cơ.
Trong xử lý nước thải:
Hiện nay, sử dụng giải pháp sinh học để ổn định chất lượng nước cũng như hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, mật rỉ đường được xem là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước. Là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng.
Sử dụng rỉ mật đường để kiểm soát ammonia và pH ao nuôi tôm
Rỉ đường (molasses) là một nguồn carbon lý tưởng vì nó rẻ tiền và chứa lượng lớn carbon, dễ dàng sử dụng (hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt). Rỉ đường dạng đậm đặc cũng chỉ chứa 40% carbon, như vậy để đảm bảo tỉ lệ 12,5 C: 1 N thì lượng rỉ đường phải cung cấp cho 1g nitrogen sinh học phải là 32g. Cũng theo cách tính tỉ lệ thuận 100g rỉ đường chứa 40g carbon như vậy để cần 12,5g carbon phải cần 32g rỉ đường.
Như vậy, để tính được lượng rỉ đường tương đối chính xác cần bón cho ao nuôi tôm thì người nuôi tôm cần đo lượng Ammonia tổng số và Nitrite (cùng với ước tính cho các Nitrogen sinh học còn lại – thông thường khoảng 50%) để có thể sử dụng lượng rỉ đường chính xác cho ao nuôi tôm.
Trong công nghiệp:
Làm tác nhân chelat hóa, được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Sử dụng trong sản xuất gạch, trong xây dựng.
Trước khi có sự xuất hiện của xi măng, ông cha ta đã sử dụng những nguyên liệu tuyệt vời để làm nên các ngôi nhà cổ tồn tại hàng thế kỷ. Hầu hết các công trình xây dựng của người xưa sử dụng rỉ mật trộn với vữa. Xây nhà bằng vữa là vôi và cát thì chúng sẽ liên kết nhờ không khí thẩm thấu dần từ ngoài vào trong. Trộn mật vào hỗn hợp này, mật sau một thời gian khoảng 10 – 15 ngày sẽ bị phân hóa thành CO2. Phản ứng với vôi khi đó, tường sẽ cứng từ bên trong ra, rất chắc chắn.
Hiện nay, những ứng dụng phổ biến nhất của mật rỉ đường thường thấy trong ngành nông nghiệp (ủ phân hữu cơ, nuôi vi sinh), xử lý nước thải và trộn vào thức ăn trong chăn nuôi.
Rỉ mật đường chỉ là một sản phẩm phụ, nhưng rỉ mật đường hoàn toàn có thể được tận dụng và mang đến lợi ích trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, đây là nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản. Với những ưu điểm này, rỉ mật đường là một phụ phẩm nông nghiệp.