Đất hiếm có thể sẽ không đóng vai trò quan trọng đối với xe điện, một khám phá mới hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu suất động cơ và bảo vệ môi trường.
Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Đức Mahle đã giới thiệu một động cơ điện cảm ứng không có nam châm, điều này sẽ tránh được việc khai thác đất hiếm vốn gây ô nhiễm.
Động cơ không nam châm MCT của công ty này đảm bảo việc truyền năng lượng bằng cảm ứng, mang lại độ bền cao và hiệu suất vượt trội trên 95%.
Động cơ điện không nam châm hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô điện trong tương lai (Ảnh: Valeo).
Bên cạnh đó, Valeo – một công ty đa quốc gia của Pháp – đã phát triển động cơ EESM không có nam châm, với hiệu suất tăng 30% và giảm 30% lượng khí thải carbon (trong quá trình sản xuất) so với động cơ điện truyền thống.
Sự hợp tác giữa hai công ty tạo ra một tiến bộ đỉnh cao mới chính là động cơ điện không có nam châm iBEE. Cụ thể, công ty Mahle với rotor không tiếp xúc và công nghệ điều khiển của Valeo.
Động cơ mới iBEE có công suất ấn tượng, lên đến 350kW, quá trình thử nghiệm thực tế dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Hai công ty hy vọng sẽ thương mại hóa phát minh này trong vòng vài năm tới, hứa hẹn làm thay đổi ngành công nghiệp xe điện.
Ngoài hiệu suất, động cơ iBEE còn đóng góp quan trọng trong việc giảm tác động sinh thái (giảm 40% lượng khí thải CO2) sẽ mở đường cho việc sản xuất ô tô bền vững hơn.
Động cơ không nam châm là động cơ điện không dựa vào nam châm vĩnh cửu để tạo ra chuyển động, thay vì sử dụng đất hiếm như neodymium để tạo ra từ trường, những động cơ này sử dụng cảm ứng điện từ.
Công nghệ này giúp giảm tác động môi trường do không phải khai thác đất hiếm.
Trong động cơ không có nam châm, chuyển động được tạo ra bởi trường điện từ nhờ các cuộn dây bằng đồng hoặc các vật liệu dẫn điện khác.
Rotor, bộ phận chuyển động, được cấp điện mà không cần tiếp xúc trực tiếp nhờ hệ thống như MCT (hệ thống truyền động không tiếp xúc – không có nam châm) của Mahle.
Năng lượng được truyền bằng cảm ứng, chống mài mòn cơ học và do đó làm tăng độ bền của động cơ.
Động cơ không nam châm mang đến một giải pháp thay thế sinh thái bằng cách loại bỏ việc sử dụng đất hiếm, việc khai thác loại vật liệu quý này vốn gây ô nhiễm đến môi trường.
Ngoài việc giảm lượng khí thải carbon của xe điện từ 30 đến 40%, công nghệ này còn giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đất hiếm và chi phí sản xuất, đồng thời duy trì hiệu suất năng lượng cao.