Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai

Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai- Ảnh 1.

TIN MỚI

Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai- Ảnh 1.

Đầu tháng 4 năm nay, một trận động đất mạnh 7,4 độ richter đã làm rung chuyển Đài Loan (Trung Quốc). Ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Trận động đất với các cơn dư chấn được đánh giá là mạnh nhất trong 25 năm qua, gây thiệt hại đáng kể cho các công trình.

Hoa Liên là tâm chấn trận động đất, cách thành phố Đài Bắc 128 km. Mặc dù các công trình trên khắp hòn đảo bị hư hại, nhưng toà nhà chọc trời Đài Bắc 101 vẫn không hề hấn gì. Công trình này chỉ hơi lắc lư trong trận động đất và vẫn đứng vững trước các lực địa chấn. Những người bên trong toà nhà đều được an toàn.

Nhưng làm thế nào tòa nhà Đài Bắc 101 có thể chống lại được các chấn động mạnh như động đất và bão lớn? Tất cả là nhờ một bí mật ẩn giấu bên trong toà nhà.

Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai- Ảnh 2.

Ảnh: T. Hiền

Trong chuyến đi tới Đài Loan (Trung Quốc), chúng tôi đã tận thấy cái gọi là “bộ giảm chấn khối lượng”. Đây là quả cầu thép có đường kính khoảng 5,5 m, bao gồm 41 lớp thép đặc dày 12,5 cm, được hàn thành một khối cầu vàng nặng 660 tấn. Quả cầu khổng lồ được treo từ tầng 87 đến tầng 92 của toà nhà bằng 92 sợi cáp dày có đường kính 8,9 cm. Chiều dài mỗi sợi là 42 m. Hiện du khách có thể tận mắt nhìn thấy quả cầu khổng lồ khi đến thăm toà nhà cao nhất Đài Loan này.

Theo trang web của Đài Bắc 101, quả cầu di chuyển qua lại trong các trận động đất hoặc bão lớn, hấp thụ lực của những “cú lắc dữ dội”.

Kiến trúc sư và nhà thiết kế đô thị Stefan Al giải thích: “Khi toà nhà bắt đầu rung chuyển, bộ giảm chấn khối lượng sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Trong trường hợp của tòa nhà Đài Bắc 101, quả cầu thép được treo lên… Vì vậy nó sẽ di chuyển chậm hơn độ rung lắc của toà nhà và sẽ hấp thụ động năng bằng cách di chuyển theo hướng ngược lại”.

Các kỹ sư của bộ giảm chấn cho biết nó có thể hạn chế tới 40% độ rung lắc của tòa nhà, làm giảm cảm giác chóng mặt của những người ở bên trong. Nhiều cảnh quay trong thời điểm xảy ra động đất cho thấy toà nhà chọc trời gần như không di chuyển.

Nguồn: Viết Hưng

Đài Bắc 101 từng là tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2004. Danh hiệu này được duy trì cho đến năm 2009, sau đó nhường lại cho toà Burj Khalifa của Dubai. Đúng như tên gọi, công trình này cao 101 tầng, với tổng chiều cao 508 m bao gồm cả đỉnh tháp.

Ngoài quả cầu thép khổng lồ trên đỉnh, toà nhà còn có một số thiết kế đặc biệt để chống chịu thiên tai. Công trình có 380 cọc đóng sâu xuống đất. Cọc sâu nhất là khoảng 30 m xuống tầng đá cứng. Theo mô tả trên trang web, toàn bộ công trình tựa như đóng chiếc đinh vào một mảng kiến tạo rắn.

Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai- Ảnh 3.

Ảnh: Khánh Vy

Đài Loan là nơi sinh sống của khoảng 23 triệu dân. Nơi đây dễ bị động đất do nằm trong vùng có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới, còn được gọi là Vành đai lửa. Vào năm 1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã tấn công miền trung Đài Loan, khiến hơn 2.400 người thiệt mạng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Động đất của Đài Loan (NCREE), trận động đất này cũng phá hủy hơn 51.000 tòa nhà. Kể từ đó, Đài Loan đã ban hành các quy định xây dựng nghiêm ngặt hơn, nhấn mạnh vào các kỹ thuật xây dựng chống động đất.

Tận thấy “viên ngọc” nặng 660 tấn trên đỉnh toà chọc trời từng cao nhất thế giới: Công nghệ độc đáo giữ công trình 101 tầng gần như ‘bất động’ trước thiên tai- Ảnh 4.

Toàn cảnh toà Đài Bắc 101. Ảnh: Getty Images


Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *