1. Nước cất dùng trong y tế
Nước cất có nồng độ PH 5,5, không chứa kim loại nặng và nó được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Đó là sử dụng để pha chế thuốc tiêm, thuốc ống, các loại thuốc biệt dược hoặc rửa vết thương và các dụng cụ y tế, dụng cụ phòng mổ,…
Nước cất có chỉ số oxy hóa thấp hơn nên nó làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Cr 3 khi dùng để pha chế thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học mạch vòng không no. Với tỷ lệ chất kháng sinh chỉ cỡ mg thì việc loại bỏ các kim loại chuyển tiếp như Cr 3 là rất cần thiết, giúp giữ được hoạt tính sinh học của thuốc và tăng thời gian sử dụng, bảo quản thuốc.
Nước cất được sử dụng cho các loại máy cần độ chính xác cao như máy chạy thận nhân tạo, chạy máy thở oxy,…
2. Nước cất – Trong phòng thí nghiệm
Do được điều chế bằng quá trình chưng cất và ngưng tụ hơi nước nên thành phần của nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ . Do đó, nó được dùng làm dung môi pha chế hoá chất hay thực hiện một số phản ứng hoá học và thích hợp để rửa các dụng cụ thí nghiệm.
3. Nước cất – Trong công nghiệp
Trong nhiều trung tâm bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất phụ tùng ô tô, nước cất được sử dụng để châm sạc ắc quy, chạy lò hơi, pha loãng các loại hóa chất công nghiệp, xi mạ… Đặc biệt, trong ngành sản xuất vi mạch, chip điện tử của nhiều thiết bị cần sự chính xác tuyệt đối thì nước cất là loại bắt buộc phải có.
Ngoài ra, nước cất cũng được dùng để làm mát máy hoạt động công nghiệp, máy chế biển thực phẩm và pha chế nhiều loại hóa chất khác.
Lưu ý: Nước cất dùng trong y tế và nước cất cất dùng trong lĩnh vực công nghiệp không được sản xuất giống nhau, vì nước cất y tế đòi hỏi yêu cầu khắt khe hơn nhiều nên nó được sản xuất theo quy trình riêng, còn nước cất công nghiệp thì được sản xuất theo các dây chuyền công nghiệp.
4. Trong lĩnh vực chăm sóc da, spa
Nước cất được sử dụng để tạo ra những loại mỹ phẩm vô khuẩn, giúp giảm thiểu tối đa việc vi khuẩn bám vào làn da con người khiến da viêm nhiễm, lão hóa sớm