Chỉ số ô nhiễm không khí trên 1000, hàng triệu người mắc bệnh tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Lahore vẫn là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Nhiều cảnh báo đã được đưa ra sau khi người dân ở Lahore (Pakistan) – nơi có số dân lên tới 14 triệu người hầu hết không đeo khẩu trang khi ra đường khi không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng.

Mới đây, các bác sĩ tại Lahore – thủ phủ tỉnh Punjab và là thành phố đông dân thứ hai ở Pakistan đã cho biết, mức ô nhiễm không khí cao đang khiến nhiều người dân nơi đây phải đến bệnh viện và các phòng khám tư nhân. Chính quyền địa phương cũng đưa ra cảnh báo lệnh phong toả hoàn toàn cũng có thể được ban bố nếu người dân không đeo khẩu trang cũng như tuân thủ các hướng dẫn khác liên quan đến khói bụi và ô nhiễm môi trường.

Lahore vẫn là thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Lahore vẫn là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. (Ảnh: Freepik).

Nhiều cảnh báo đã được đưa ra sau khi người dân ở Lahore – nơi có số dân lên tới 14 triệu người hầu hết không đeo khẩu trang khi ra đường. Các bác sĩ cho biết hầu hết mọi người đều phàn nàn về việc bị ho hoặc cảm thấy mắt bị nóng rát.

Salman Kazmi, phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Pakistan cho biết: “Hàng chục nghìn bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp đã được điều trị tại các bệnh viện và phòng khám trong một tuần”.

Lahore vẫn là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng ngày 6/11 với chỉ số chất lượng không khí đạt mức cao kỷ lục AQI là hơn 1.100 – trong khi bất kỳ chỉ số nào trên 300 đều được coi là nguy hiểm cho sức khỏe. Sương mù độc hại đã bao phủ thành phố kể từ tháng trước.

Marriyum Aurangzeb, một bộ trưởng cấp cao của tỉnh Punjab đã yêu cầu mọi người đeo khẩu trang để tránh lệnh phong tỏa hoàn toàn.

Chính quyền thành phố cũng đã cấm việc nướng đồ ăn mà không có hút khói hay lọc không khí cũng như cấm sử dụng xe kéo có động cơ. Các hội trường tiệc cưới cũng phải đóng cửa trước 10 giờ tối.

Chính phủ cho biết, họ cũng đang nghiên cứu các phương pháp tạo ra mưa nhân tạo để chống ô nhiễm.