Ba cơn bão vừa cùng lúc xuất hiện trên biển Đông: Liệu có điều gì bất thường?

Sự xuất hiện cùng lucs của ba cơn bão vào tháng 11 là hiện tượng hiếm gặp.

Ngay sau Yinxing, trong ngày 9/11, ba cơn bão đã cùng lúc xuất hiện trên biển Đông, tạo nên một “cuộc hội ngộ” hiếm thấy.

Trong ngày 9/11, ba cơn bão đã cùng lúc xuất hiện trên biển Đông, tạo nên một “cuộc hội ngộ” hiếm thấy. Đó là 3 cơn bão Toraji, Man-yi và có thể là Tembin.

Sự xuất hiện cùng lucs của ba cơn bão vào tháng 11 là hiện tượng hiếm gặp.
Sự xuất hiện cùng lucs của ba cơn bão vào tháng 11 là hiện tượng hiếm gặp.

Cụ thể, bão số 23 (tên quốc tế: Toraji, cấp độ bão nhiệt đới) đã hình thành trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, phía đông Philippines. Tâm bão cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 1.110 km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 8 (18 m/s). Dự báo, bão Yinxing sẽ di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ 25 km/h, mạnh dần lên và hướng đến khu vực phía đông đảo Luzon (Philippines). Bão có khả năng đổ bộ vào bờ biển Luzon trong ngày 11.

Bão số 24 (tên quốc tế là Man-yi, cấp độ bão nhiệt đới) cũng được ghi nhận hình thành trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương cùng ngày. Tâm bão có sức gió cấp 8 (18 m/s), áp suất 998 hPa, bán kính gió mạnh cấp 7 từ 50-100 km. Man-yi dự kiến di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 25 km/h, cường độ không thay đổi nhiều. Sau 2 ngày, bão được dự đoán sẽ suy yếu dần.

Không chỉ vậy, vùng nhiễu động nhiệt đới 94W trên vùng biển xa cũng đang mạnh lên nhanh chóng. Theo dự báo, 94W có khả năng phát triển thành bão số 25 (tên quốc tế là Tembin) trong một hoặc hai ngày tới.

Sự xuất hiện đồng thời của ba cơn bão vào tháng 11 là hiện tượng hiếm gặp. Chuyên gia phân tích thời tiết Xin Xin của kênh Thời tiết Trung Quốc cho biết, hiện tượng “tam kiếm hợp bích” từng xảy ra vào các năm 1959, 1968. Ngoài ra, hiện tượng ba xoáy thuận cùng tồn tại cũng xuất hiện trong các năm 1953, 1957 và 1981. Tuy nhiên, một số trong đó là áp thấp nhiệt đới hoặc đã chuyển thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp cao cận nhiệt đới mạnh hơn và dịch chuyển lên phía bắc, kết hợp với nhiệt độ nước biển cao hơn bình thường. Vùng hội tụ nhiệt đới cũng hoạt động mạnh. Nhiệt độ mặt nước biển ở một số khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và phía nam Biển Đông hiện vẫn duy trì ở mức 26℃, thậm chí trên 28℃, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão.